Tuổi dậy thì con phải trải qua những thay đổi về tâm lý cũng như thể chất. Bé sẽ vấp phải tâm lý lo lắng, sợ hãi nếu như không có người lớn hướng dẫn, chưa có hiểu biết đúng đắn hoặc thiếu hiểu biết về các vấn đề tuổi mới lớn, đặc biệt là con gái. Vậy mẹ cần làm gì để đồng hành cùng con trong giai đoạn này? Đọc ngay 8 điều mẹ nên hướng dẫn con khi con bước vào giai đoạn dậy thì nhé.
1. Đừng đợi đến khi con bắt đầu kỳ kinh đầu tiên mới hướng dẫn cho con
Ngay khi con bước vào độ tuổi từ 10 – 16 tuổi, mẹ cần phải đề cập với con về chủ đề dậy thì để con gái hiểu và không bỡ ngỡ với những thay đổi của cơ thể. Đặc biệt là kinh nguyệt. Thực tế cho thấy, không ít bé gái cảm thấy sợ hãi khi lần đầu thấy những vệt máu đỏ ở quần lót mà không biết tại sao. Một số bé giấu bố mẹ, tự tìm cách “xóa” vệt máu đó và càng lo lắng hơn khi nó vẫn chảy không ngừng.
Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về kinh nguyệt có thể khiến bé gái rơi vào khủng hoảng tâm lý. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho con ngay khi con dậy thì. Sự chuẩn bị sớm về tâm lý này sẽ giúp con dễ dàng đối mặt với những thay đổi lạ lẫm ở cơ thể mà không lo lắng, sẵn sàng tìm sự giúp đỡ từ mẹ.
2. Cung cấp kiến thức về tuổi dậy thì
Việc cung cấp kiến thức kinh nguyệt sẽ giúp con hiểu rõ hơn về “điều bình thường” này thay vì lo lắng như: Con sẽ có kinh nguyệt theo chu kỳ hàng tháng; kỳ kinh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày; máu cho mỗi kỳ kinh không quá nhiều như con nghĩ, lượng máu chỉ khoảng 40 – 80ml và có màu đỏ hoặc đen.
Con cũng có thể đau bụng dưới khi kỳ kinh đến hoặc đau lưng, đau ngực. Các cơn đau thường ngắn và liên tục. Tuy nhiên, một số trường hợp, bé gái sẽ bị sốt trong kỳ kinh đầu tiên. Mẹ có thể giúp con giảm cơn đau bằng cách chườm nóng vùng bụng, lưng hoặc sử dụng thuốc giảm đau.
Mẹ chỉ nên chia sẻ những kiến thức cơ bản, chung chung để con hiểu, không nên đi quá nhiều vào chi tiết, như vậy con sẽ tiếp cận dễ dàng, thoải mái hơn.
Mẹ cũng có thể nhờ con mua băng vệ sinh, nếu con hỏi để làm gì, mẹ hãy giải thích rõ cho con hiểu và không quên nhắc nhở rằng, khi nào con lớn như mẹ con cũng sẽ phải dùng thứ này. Nhờ vậy, bé sẽ không quá lạ lẫm với băng vệ sinh và kinh nguyệt.
3. Hướng dẫn con tự tìm hiểu qua sách báo, video, phim ảnh,…
Mẹ không nên đi vào từng tiểu tiết mà nên hướng dẫn cho con những chủ đề chung và tạo điều kiện cho con về thời gian, không gian và tài liệu để có thể tự tìm hiểu và đối chiếu những kiến thức trong sách báo với cơ thể mình. Mẹ cũng có thể vừa đọc sách cùng con vừa tâm sự từ những trải nghiệm của chính bản thân mẹ để loại bỏ tâm lý ngại ngùng, giấu giếm của con khi phải đối mặt với vấn đề rất thường tình này.
Chẳng hạn: “Mẹ cảm thấy khá đau trong kỳ kinh đầu tiên, nhưng cảm giác qua rất nhanh. Mẹ đã có ý định giấu bà ngoại về điều này. Tuy nhiên, mẹ nhận thấy, nên chia sẻ với bà để được bà chỉ dẫn cách dùng băng vệ sinh và vệ sinh vùng kín đúng cách khi có kinh nguyệt”.
4. Con trai cũng cần biết về chu kỳ kinh nguyệt của con gái
Nếu bạn có con trai, đừng quên chia sẻ với con về chu kỳ kinh nguyệt của con gái. Điều này sẽ rất hữu ích với các chàng trai tuổi mới lớn. Chúng sẽ hiểu hơn về tâm lý con gái và dễ dàng thông cảm với các bạn nữ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần giải thích cho con hiểu, khi bạn gái có kinh nguyệt, nếu quan hệ tình dục sẽ dẫn tới có thai ngoài ý muốn.
5. Hướng dẫn con những dấu hiệu nhận biết cho kỳ kinh sắp bắt đầu và những thay đổi trong cơ thể
Có thể con sẽ rất sợ hãi khi thấy ngực mình càng ngày càng lớn hay tại sao lại xuất hiện lông nách, lông mu,… Mẹ nên chia sẻ những vấn đề này cho con để con cảm thấy những vấn đề này là bình thường và con không cần phải lo lắng hay sợ hãi. Khi xuất hiện những dấu hiện trên thì khoảng 6 tháng sau con sẽ bước vào chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Trước chu kỳ kinh con có thể thấy xuất hiện một chút dịch trắng ở đáy quần lót, nó có thể làm con cảm thấy ẩm ướt, khó chịu nhưng nó có tác dụng bảo vệ con trước sự xâm nhập của vi khuẩn từ ngoài cũng như là một trong những dấu hiệu cho thấy chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của con sắp tới. Ngoài ra con còn có thể cảm thấy đau bụng, đau lưng hoặc tức ngực. Mẹ nên hướng dẫn con những cách giảm đau như chườm nóng hay sử dụng thuốc giảm đau để con có thể tự xử lý kể cả khi không có mẹ bên cạnh.
Đồng thời mẹ cũng nên dạy con cách ghi chú và tính ngày kinh của mình cũng như theo dõi hàng tháng để có thể chủ động hơn và nhận biết những dấu hiệu bất thường.
6. Con nên chuẩn bị gì cho lần đầu tiên có kinh
Mẹ nên dặn con nên mang theo sẵn băng vệ sinh và một chiếc quần chip trong cặp khi đi học để sẵn có khi cần thiết. Và mẹ cũng nên hướng dẫn con cách xử lý nếu chẳng may con không mang hoặc quên mang khi kỳ kinh nguyệt đến như sử dụng áo khoác buộc ngang bụng để che đi phần quần dính máu. Ngoài ra, con nên chia sẻ với các bạn gái trong lớp để nhận được sự giúp đỡ từ các bạn.
Điều này sẽ giúp con biết cách xử lý, tránh để con cảm thấy xấu hổ hay ảnh hưởng tâm lý về sau này.
7. Những dấu hiệu cho thấy con đang gặp vấn đề
Mẹ nên thường xuyên chia sẻ, hỏi han khéo léo con về những chu kỳ kinh nguyệt của con và những biểu hiện con gặp trong kỳ kinh của mình. Mẹ cần dặn con nói chuyện ngay với mẹ khi con gặp những vấn đề dưới đây để có biện pháp xử lý kịp thời:
- Đau dữ dội, dùng thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm
- Ra máu quá nhiều, thay băng vệ sinh từ 1 -2 tiếng/ lần hoặc kinh nguyệt vón cục bất thường
- Kinh nguyệt không đều, quá ngắn hoặc quá dài.
- Đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt.
- Có kinh nguyệt nhưng đột nhiên dừng lại trong vài tháng không thấy kinh.
Trên đây là một số điều mẹ nên hướng dẫn con khi con mới bước vào giai đoạn dậy thì. Mong rằng hướng dẫn đăng ký bet365_bet365 việt nam_bet365 tiếng việt viết này hữu ích với các mẹ.View more the latest threads:
- trẻ giật mình khi ngủ có nguy hiểm gì hay...
- Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với trẻ em
- Vấn đề về giấc ngủ: Bạn có thể để em bé khóc?
- Ngân hàng lưu trữ dây rốn đảm bảo
- Bé bị viêm phế quản co thắt? Xin tư vấn
- Mẹ sau khi sinh nên ăn 8 loại trái cây sau...
- Nước hoa trẻ em, không chứa Cồn - Kaloo...
- Những kiến thức về ăn dặm mẹ nào cũng phải...
- Nước hoa trẻ em Kaloo Parfums, không chứa Cồn
- Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc cho trẻ sơ sinh...